kế hoạch có con

Cẩn trọng khi mắt trẻ sơ sinh bị ghèn

Mẹ phải cẩn trọng khi mắt trẻ sơ sinh bị ghèn vì rất có thể là triệu chứng thông báo của một số căn bệnh nào đó, hãy chú ý quan sát và theo dõi bé một cách chu đáo để sớm phát hiện những biểu hiện bất thường nhằm tìm ra nguyên nhân cũng như cách điều trị.

mat tre so sinh bi ghen - Cẩn trọng khi mắt trẻ sơ sinh bị ghèn

Cẩn trọng khi mắt trẻ sơ sinh bị ghèn

Mắt trẻ sơ sinh bị ghèn là một hiện tượng bình thường trong những ngày đầu mới sinh. Tuy nhiên, nếu mẹ quan sát thấy ghèn bị đóng cứng ở mí mắt của bé kéo dài và ngày một nghiêm trọng thì rất có thể là triệu chứng của những căn bệnh như tắc tuyến lệ hoặc nhiễm khuẩn mắt.

Mắt trẻ sơ sinh bị ghèn có thể là do tắc tuyến lệ.

Tuyến lệ là hệ thống thoát nước của đôi mắt, nếu đường ống tuyến lệ không được mở rộng hoàn toàn hoặc bị chặn thì mắt trẻ sơ sinh sẽ bị ngập nước mắt. Mắt trẻ sơ sinh bị tắc tuyến lệ lúc nào cũng bị ướt như vừa khóc, mỗi khi ngủ dậy, mắt có nhiều ghèn vàng dính quanh mí, có thể làm đóng cứng khiến trẻ không tự mở mắt được. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng mắt trẻ sơ sinh bị ghèn nhiều.

Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị tắc tuyến lệ:

– Điều trị tắc tuyến lệ cho trẻ sơ sinh tại nhà, việc đầu tiên mẹ phải bảo đảm vệ sinh mắt cho bé sạch sẽ hàng ngày bằng cách: Dùng bông gòn (hoặc khăn xô mềm) thấm nước đun sôi để nguội rồi lau mắt cho bé. Lau nhẹ nhàng để lấy hết những ghèn vàng dính trên mắt, mỗi ngày vệ sinh mắt từ 3 – 5 lần cho trẻ. Vệ sinh đôi mắt cho trẻ sơ sinh thường xuyên bằng nước sạch hoặc sử dụng nước muối sinh lý. Chú ý, khi lau mắt cho bé mẹ phải rửa tay thật sạch sẽ, cắt ngắn móng tay để tránh làm mi mắt trẻ bị trầy xước. Sau khi vệ sinh mắt, mẹ có thể massage tuyến lệ cho bé.

– Nếu mắt trẻ bị ghèn không hề thuyên giảm mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị.

Mắt trẻ sơ sinh bị ghèn có thể là do nhiễm khuẩn mắt.

mat tre so sinh bi ghen.jpg1  - Cẩn trọng khi mắt trẻ sơ sinh bị ghèn

Đưa trẻ sơ sinh đi khám bác sĩ ngay khi phát hiện các dấu hiệu mắt bé bị nhiễm khuẩn

Mắt trẻ sơ sinh bị ghèn rất có thể là một dấu hiệu của các căn bệnh nhiễm khuẩn ở mắt. 3 nguyên chính gây ra nhiễm khuẩn mắt ở trẻ sơ sinh là do vi trùng bệnh lậu, trùng roi và Staphylococcus aureus. Trẻ sơ sinh sẽ dễ gặp những tác nhân gây bệnh này trong quá trình sinh ra từ đường sinh dục của mẹ. Một số trường hợp hiếm gặp, mắt của trẻ sơ sinh còn có thể bị tổn thương do virus Herpes Simplex 1 là loại virus gây ra chứng nhiệt miệng.

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn mắt: Cả hai mí mắt bị sưng đỏ, chảy mủ, rỉ ghèn quanh mắt; ghèn mắt do nhiễm khuẩn gây ra thường vàng sậm màu hơn hoặc có màu xanh. Khi phát hiện thấy những dấu hiệu trên mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ chuyên khoa để được chuẩn đoán, điều trị kịp thời.

Lưu ý: Các mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc nhỏ mắt hay thực hiện các liệu pháp điều trị tại nhà vì có thể làm bệnh nhiễm khuẩn trở nên nghiêm trọng hơn và dẫn đến tình trạng mù ngay trong tháng đầu sau khi bé chào đời.

Trịnh Nhung (t/h)

Website tiêu biểu

Bài viết mới

Top 8 truyện wiki đáng đọc nhất bạn nên đọc

Top 8 truyện wiki đáng đọc nhất bạn nên đọc

Nếu bạn chưa từng khám phá các tác phẩm thuộc thể loại truyện, bạn đang bỏ lỡ một kho tàng […]

Top 5 truyện đam mỹ hoàn đỉnh nhất nên đọc

Top 5 truyện đam mỹ hoàn đỉnh nhất nên đọc

Bạn đã sẵn sàng để bước vào thế giới đầy mê hoặc của đam mỹ hoàn chưa? Đây là thể […]

Top 7 truyện sắc tục đáng đọc nhất

truyện sắc tục

Nếu bạn đang tìm kiếm một thể loại truyện đầy cảm xúc và hấp dẫn, truyện sắc tục chính là […]

Top 10+ Truyện Xuyên Nhanh hay HOT đáng đọc nhất năm 2024

truyện xuyên nhanh hay

Top 10+ Truyện Xuyên Nhanh hay HOT đáng đọc nhất năm 2024 là list tổng hợp các tựa truyện đáng […]

website đọc truyện tranh online nhanh nhất hiện nay là site nào ?

271120231632 1701077559 ginger sunny just living photo collage facebook cover 150x150 - website đọc truyện tranh online nhanh nhất hiện nay là site nào ?

Việc tìm kiếm một website đọc truyện tranh online nhanh nhất hiện nay phụ thuộc vào nhiều yếu tố như […]