Trên các web du lịch, điểm đến Đà Lạt có lẽ là cái tên làm “vừa lòng” nhiều du khách nhất! Nơi đây quanh năm ngàn hoa đua nở, với những cung đường dã quỳ vàng, với những đồi thông xanh mát dịu, với suối mộng mơ, hồ Xuân Hương xanh ngát. Không chỉ có thể Đà Lạt còn là vùng đất của nhiều ngôi chùa nổi tiếng như Thiền viện Trúc Lâm, chùa Linh Thước, Linh Sơn… Và tất nhiên, không thể quên ngôi chùa Tàu, hay còn được biết đến với tên gọi Thiên Vương Cổ Sát.
Câu chuyện hình thành Chùa Tàu
Tour Đà Lạt của nhiều du khách không thể bỏ qua một lần ghé thăm Chùa Tàu, bởi ngôi chùa có kiến trúc độc đáo. Chùa Tàu được xây dựng từ năm 1958 bởi những Phật tử người Hoa. Ban đầu, ngôi chùa được xây dựng đơn giản với ba gian gỗ, mái tôn. Mãi đến năm 1989 thì chùa mới được xây dựng như ngày hôm nay. Chùa Tàu được xây dựng với sự kết hợp giữa hai kiến trúc chùa Hoa và hội quán, tạo nên một quần thể độc đáo, và những nét đặc trưng rất riêng chỉ chùa Tàu mới có.
Đầu tiên là Từ Bi Bảo Điện, bên trong đó tượng phật Di Lặc với chiều cao 3 mét, hai bên là tượng Tứ Đại Thiên Viên, tạo nên không gian rất trang nghiêm. Tiếp đó là Quang Minh Bảo Điện với kiến trúc rất độc đáo với hình tứ giác chiều cao 12 mét, và hai tầng chông mái, bên cạnh đó ở nóc điện được đắp hình hai con rồng chầu vào rất độc đáo.
Quang Minh Bảo Điện là nơi thờ Tây Phương Tam Thánh, gồm có: A Di Đà, Quan Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát. Cả ba bức tượng đều cao 4 mét được làm từ gỗ quý trầm hương. Đặc biệt, những bức tượng này được thỉnh từ Hồng Kông về năm 1958. Phía sau khuôn viên chùa là bức tượng phật Thích Ca cao 10 mét, tạo nên một điểm nhấn giữa không gian tráng lệ.
Chùa Tàu – điểm đến liên kết thuận tiện trong hành trình khám phá Đà Lạt
Nhiều du khách thực hiện tour Hà Nội Đà Lạt, nhất định phải ghé đến Chùa Tàu, kết hợp với các điểm đến liền kề. Hành trình tham quan này thuận lợi và có những dấu ấn riêng từ nét kiến trúc độc đáo của Chùa Tàu, Thiền Viện Vạn Hạnh yên tĩnh, Hồ Tuyền Lâm mênh mang bên những đồi thông xanh thẫm, cùng Vườn Hoa Minh Tâm rực rỡ sắc màu. Sự kết hợp này khiến du khách thực hiện tour du lịch Hà Nội Đà Lạt tìm thấy sự hài hòa nhưng khá đặc biệt của hành trình. Du khách vừa được vãn cảnh chùa mang sắc thái tâm linh, cộng hưởng các cảnh quan không gian đặc trưng của Đà Lạt, khiến họ cảm nhận sự gần gũi nhưng không mất đi những điểm nhấn rất riêng của phố núi.
Có thể nói, Chùa Tàu là một công trình kiến trúc độc đáo, là một điểm đến tâm linh của rất nhiều du khách thập phương. Họ tìm đến để một lần được chiêm ngưỡng ngôi bảo điện nguy nga, tráng lệ và để tĩnh tâm, gửi gắm những niềm tin vào một cuộc sống tươi đẹp, trong hành trình khám phá thành phố ngàn hoa đầy sương của cao nguyên Lâm Viên nổi tiếng này.