Giúp con trẻ đạt được chiều cao lý tưởng luôn là điều mong mỏi của tất cả các bậc làm cha mẹ. Tuy nhiên đây là điều không thật sự quá dể dàng thực hiện bởi chiều cao của bé có ảnh hưởng trực tiếp của rất nhiều các yếu tố từ di truyền cho tới chế độ dinh dưỡng. Dưới đây là những kiến thức hữu ích mà các bạn cần tìm hiểu nếu muốn hô biến con mình thật cao lớn.
1. Các giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ
Quá trình bé phát triển được chia làm ba giai đoạn
a. Giai đoạn trong bào thai
Thông thường bé sẽ đạt được chiều cao lý từ 48-50cm khi chào đời nếu trong vòng 9 tháng mang thai mẹ bầu có chế độ dinh dưỡng tốt và tăng đều cân nặng từ 10 đến 12 kilogram.
b. Giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tuổi
Tiếp tục trải dài trong vòng 3 tháng kế, chiều cao sẽ trung bình tăng nhẹ 3 – 4 cm/tháng.
Từ 3 – 6 tháng: Tăng 2,5cm cho mỗi tháng
Từ 6 – 9 tháng: Tăng 1,5 – 2cm cho mỗi tháng.
Từ 9 – 12 tháng: Tăng 1 – 1,5cm cho mỗi tháng.
Trong 1 năm đầu bé sẽ tăng thêm khoảng 25 cm. Và quá trình này tiếp tục diễn ra trong vòng 24 tháng kế tiếp với trung bình 8-10 cm. Nếu chế độ dinh dưỡng lúc này là thích hợp thì có thể trong năm đầu sau khi sinh chiều cao của bé sẽ là từ 75-78 cm. Đối với bé trai, chiều cao có thể là 75,7 cm và bé gái thấp hơn là 74cm. Dễ dàng nhận thấy trong giai đoạn đầu phát triển bé gái thường thấp hơn bé trai khoảng 1,5cm cho đến khi 3-10 tuổi sẽ tăng lên 6-7 cm một năm. Quá trình này sẽ diễn ra tương tự với bé trai từ 3-13 tuổi.
c. Giai đoạn dậy thì
Giai đoạn này diễn ra trong độ tuổi từ 10-13 đối với bé gái và 13-17 tuổi với bé trai. Đây được xem là giai đoạn phát triển hoàn hảo của bé nếu các mẹ có một chế độ chăm sóc đầy đủ chất dinh dưỡng. Lúc này cháu sẽ tăng vọt lên tới 8-12cm. Mặc dù vậy, các mẹ vẫn không nên lơ là trong việc chăm sóc bé bởi độ tuổi dạy thì rất khó lòng chẩn đoán và kiểm soát.
Các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra rằng, so với năm 2 tuổi chiều cao của bé sẽ gấp 2 lần khi đã trưởng thành. Ngoài ra cũng có thể tính bằng công thức : chiều cao trưởng thành = chiều cao lúc 10 tuổi x 1,25 .
Để giúp bé đạt được chiều cao tối ưu, bố mẹ cần nên tìm hiểu cách chăm sóc cũng như áp dụng chúng một cách đúng cách đặc biệt là ở giai đoạn mang thai, 3 năm đầu và khi bé đang dậy thì.
2. Những yếu tố tác động vào chiều cao của bé
Ngoài yếu tố di truyền chiếm 23%, chiều cao của bé còn bị ảnh hưởng bởi những yếu tố dinh dưỡng ( 32 % ) và việc rèn luyện chăm sóc thể lực (20%). Bên cạnh đó còn có những tác động từ môi trường như thời tiết, ánh nắng… Sẽ rất tuyệt vời nếu trong một gia đình nếu ta nuôi dưỡng tốt, thế hệ sau luôn có chiều cao vượt trội hơn thế hệ đầu.
3. Tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng.
Việc cung cấp một chế độ dinh dưỡng với đầy đủ 4 nhóm như đạm, chất béo và vitamin, tinh bột, các loại khoáng chất là điều vô cùng cần thiết và quan trọng. Bởi các thành phần trong cơ thể bé nếu muốn phát triển và cấu tạo thì chúng phải được bổ sung những chất bổ dưỡng. Có thể nói hệ thống xướng chính là yếu tố cấu thành nên chiều cao của bé vì vậy ngoài protein chúng ta còn phải cho bé ăn các loại thực phẩm giàu canxi, vitamin D, A, Sắt hoặc Kẽm.
Ngoài ra việc rèn luyện cơ thể với các bài tập vận dụng thể chất cũng vô cùng cần thiết. Bạn có thể cho bé chơi những trò thể thao năng động như bóng rỗ, bơi lội, bóng chuyền. Đây đều là những môn thể thao giúp chiều cao phát triển vượt bậc.
4.Chiều cao còn bị ảnh hưởng bởi giấc ngủ
Thông thường các bậc cha mẹ thường bỏ qua yếu tố quan trọng này. Tuy nhiên đây cũng là một lưu ý cực kì hữu ích. Hãy lưu ý cho trẻ ngủ đủ giấc trong ngày theo những điều dưới đây :
– Trẻ sơ sinh : 2o tiếng/ ngày
– Trẻ 2-6 tháng : 15-18 tiếng/ ngày
– Trẻ 6 – 18 tháng : 13 – 15 tiếng / ngày
– Trẻ 18 tháng đến 3 tuổi : 12 – 13 tiếng/ ngày
– Trẻ 3 – 7 tuổi: 11 – 12 tiếng mỗi ngày
Trẻ cần nên ngủ trước 10 giờ mỗi tối nhằm đạt được giấc ngủ sâu trong khoảng 5 tiếng sau đó. Bởi đây là thời gian Hormone được kích thích tăng trưởng tối ưu nhất.
5. Yếu tố môi trường và xã hội
Bện cạnh những yếu tố trên, chiều cao của trẹ còn được qui định bởi những thành phần bên ngoài như môi trường và xã hội. Điều này chiếm tới 20%. Từ đó có thể nhận biết được rằng ở những nước phát triển nơi có chế độ anh sinh xã hội và dịch vụ chăm sóc cao sẽ có chiều cao trung bình lớn hơn những nước chưa phát triển.