Hầu hết, hiện nay phương pháp phòng bệnh và ngừa bệnh cho trẻ nhỏ đều được các nhà khoa học áp dụng dưới hình thức là tiêm ngừa. Không chỉ mang đến hiệu quả rất cao mà đây còn là biện pháp tương đối an toàn. Thế nhưng, việc cho trẻ tiêm phòng cũng cần rất nhiều sự lưu ý tự các bậc cha mẹ.
1. Những việc chuẩn bị trước khi cho bé tiêm
Khi đi tiêm chỉ nên cho bé diện những bộ đồ đơn giản bởi nếu quá cầu kì sẽ khiến cho bác sĩ trong quá trình thao gặp rất nhiều trở ngại.
Tránh trường hợp bé ọc ói khi đi tiêm các mẹ không nên cho bé ăn quá no, ngược lại cũng nên cho bé ăn hoặc bú với liều lượng phụ hợp, nếu để bé đói cơ thể sẽ có nguy cơ lâm vào trạng thái hạ đường huyết.
Giúp bé không bị nhiễm trùng bằng cách vệ sinh các nhân sạch sẽ cho chúng
Trước khi tiêm ngừa phải nên chú ý hồ sơ khám sức khoẻ của con bạn, đặc biệt là ngày tiêm phòng trước đó.
Nếu bé có tiền sử về bất cứ bệnh nào, các mẹ phải nhất định thông báo và trình bày cho bác sĩ trước khi bắt đầu tiêm.
2. Mẹ cần biết về lịch tiêm ngừa và nguyên tắc tiêm ngừa.
Để mang đến hiệu quả cao, chúng ta cần nên cho bé tiêm ngừa theo đúnh lịch khám định kì
Mọi loại kháng sinh bé được tiêm phải đúng theo quy định của Bộ Y tế cũng như nhà sản xuất. Trong trường hợp bé bị hoãn tiêm, nếu bắt đầu lại ta, chúng ta vẫn tiếp tục áp dụng theo lịch khám mới nhất thay vì phải thực hiện lại từ đầu.
Theo quy định của sở y tế, 2 loại vắc xin sống không được tiêm quá gần nhau trong cơ thể, bên cạnh đó ta không được phép cho trẻ tiêm cùng 1 lúc 2 loại kháng sinh.
Không chỉ mang đến đau đớn hơn cho con bạn, việc tiêm hơn 1 mũi vắc xin trong 1 lần còn gây khó khăn trong việc xác định loại kháng sinh nếu có trường hợp ngoài ý muốn sau tiêm xảy ra. Chính vì lẽ đó, chỉ nên tiêm duy nhất 1 loại vắc xin mỗi lần.
3. Những thời điểm không nên cho bé tiêm ngừa
Dưới đây là những triệu chứng cho thấy sức khoẻ bé không thích hợp cho việc tiêm ngừa
– Sốt cao
– Xuất hiện tình trạng dị ứng
– Cơ thể có triệu chứng kích động, đặc biệt là vấn đề về não và thần kinh
– Trẻ mang bệnh bẩm sinh hoặc mắc phải HIV
– Có phản ứng không khả quan sau mũi tiên trước đó
Chống chĩ định với những bé đã truyền máu trong vòng một năm hoặc vừa tiêm 1 loại vắc xin khác khi chưa đầy 1 tháng.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn bất cứ quyết định tiêm ngừa nào cũng cần nên có sự gớp ý và chuẩn đoán của các bác sĩ.
4. Những phản ứng sau khi tiêm và cách chăm sóc bé
Những triệu chứng bé có thể mắc phải sau khi tiêm là:
– Có dấu hiệu sốt, biếng ăn, quấy phá trong vòng 2 ngày.
– Nơi tiêm xuất hiện mẫn đỏ, sưng tấy và hơi đau
– Nổi hạch đối với trường hợp tiêm vác xin BCG, hoặc nổi ban hồng đối với mũi tiêm trị sởi
Chính vì thế, các mẹ cần nên có những biện pháp chăm sóc bé thật phù hợp nhằm giảm bớt cơn đau cho bé
– Chỗ tiêm cần nên được chườm mát
– Bổ sung đầy đủ nước, cho bú mẹ nhiều hơn đối với những trẻ sơ sinh
– Nên cho bé mặc quần áo mát mẻ
– Nếu bé sốt cao cần phải cho uống thuốc hạ sốt
– Trong trường hợp xuất hiện những triệu chứng khác lạ cần ngay lập tức đưa đến bệnh viện kiểm tra