Hàm lượng vitamin D trong các loại thực phẩm đối với bé là rất cần thiết, tuy nhiên loại chất dinh dưỡng này còn quan trọng hơn nữa khi được bổ sung vào cơ thể thông qua việc cho bé tắm nắng thường xuyên. Vì vậy, khi cho bé tắm nắng các bố mẹ cần lưu ý những điều sau đây.
1.Thời điểm tắm nắng
Sau 10 ngày tuổi, bé đã có khả năng hấp thụ ánh nắng mặt trời. Việc tắm nắng mỗi ngày sẽ kích thích quá trình tổng hợp vitamin D khi những tia cưc tím chiếu trực tiếp vào da.
Mặc dù trong sữa mẹ và thực phẩm dinh dưỡng điều có chưa vitamin D tuy nhiên chỉ với hàm lượng 20%, 80% còn lại phụ thụ vào quá trình sản sinh vitamin D theo cách này.
2.Thời gian tắm nắng
Vào mùa hạ, để hấp thụ nhiều tia tử ngoại hơn, bạn nên cho bé phơi nắng từ 8-9h bởi khi này lượng nước bốc hơi giảm do lớp khí quyển mỏng đi.
Ngược lại đối với tiết trời lạnh, khoảng thời gian từ 9-10h là cực kì thích hợp. Thế nhưng, để tránh bé có thể nhiễm lạnh, bạn cũng có thể áp dụng phương pháp này vào buổi chiều từ 15-17h.
3.Cách tắm nắng cho bé
– Giai đoạn đầu : sau 10 ngày tuổi, bé có thể được đặt ở bóng râm hoặc cạnh cửa sổ ( nên mở cửa để tránh cản trở tia cực tím ). Để tập quen cho bé, lần đầu ta chỉ nên dành khoảng 10 phút, sau đó lần lần tăng dần lên sau mỗi ngày. Tuy nhiên, vào mùa đông, để tránh bé bị viêm đường hô hấp, bạn có thể bỏ qua bước này.
– Giai đoạn tắm: sau khi trả qua giai đoạn đầu, vào ngày thứ 14 bạn đã có thể cho trẻ tắm nắng. Lưu ý vẫn phải mặc quần áo cho bé chỉ để lộ chân và cổ chân. Cho bé tiếp xúc với ánh nắng khoảng 5 phút ở vùng thân trước và lưng sau. Sang những ngày kế, mẹ có thể để những vùng khác được phơi nắng như đùi, ngực, cổ, tay… Giai đoạn này sẽ kéo dài trong vòng 2 tuần, sau đó cứ cách 10 ngày sẽ lặp lại.
4.Không cởi hết quần áo của bé khi tắm nắng
Trong quá trình hấp thụ ánh nắng, các mẹ nên lưu ý chỉ cởi áo quần bé từng phần lần lượt. Chẳng hạn như chỉ vén áo khi tắm nắng ở phần lưng sau. Cứ như vậy ta áp dụng cho những bộ phận khác. Đây là cách để bảo vệ bé khỏi bị nhiễm khí lạnh.
– Khi tắm xong, mồ hôi trẻ phải được ngay lặp tức lau khô. Sau đó phải kịp thời bổ sung nước cho bé. Do giai đoạn tắm nắng sẽ khiến cho lỗ chân lông mở to khiến các khí lạnh dễ dàng tiến vào cơ thể dẫn đến bé bị nhiễm bệnh.
5.Mùa đông vẫn có thể cho bé tắm nắng
Trong trường hợp vào mùa đông, bé vẫn có thể được tắm nắng khi trời có nắng. Tuy nhiên nên che chắn đôi bàn chân, bàn tay và cổ của bé một cách cẩn thận để tránh bé cảm lạnh. Ngoài ra những bộ phận khác như đùi, cánh tay, lưng sau và bụng bạn nên để lộ để có thể tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.
6.Một số lưu ý khác:
– Tránh để tia cực tím tiếp xúc trực tiếp vào đầu, mặt, mắt. Bởi chúng rất có hại cho não bộ và giác mạc của trẻ.
– Tuyệt đối không được áp dụng phương pháp này đối với những trẻ có triệu chứng nhiễm bệnh cấp tính, bệnh nội tiết.
– Chỉ đặt bé tắm nắng ở những khu vừa thoáng mát, không ồn ào và bụi bẩn, đặc biệt là dồi dào ánh nắng. Những nơi có gió mạnh cần tuyệt đối đưa bé tránh xa, khi tắm phải lưu ý mở một cánh cửa nơi có tia cực tím chiếu vào.