Yoga là một trong những bài tập nhẹ nhàng mang lại rất nhiều lợi ích cho bà bầu. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách tập yoga đúng cách và an toàn. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ bầu có thêm kiến thức về bài tập này để đảm bảo mang lại những điều tốt nhất cho cả mẹ và bé.

Yoga là một trong những bài tập vận động nhẹ nhàng mang lại nhiều lợi ích cho bà bầu
Theo khoa học nghiên cứu thì việc tập Yoga không chỉ giúp cho chị em tăng cường sức khỏe và duy trì sắc đẹp mà còn là liều thuốc hữu hiệu để các bà bầu có quá trình thai kỳ khỏe mạnh, đồng thời tránh được các căn bệnh thường gặp trong thai kỳ như chuột rút, phù chân, bệnh trĩ… đặc biệt là giúp bà bầu có quá trình vượt cạn dễ dàng và nhanh chóng. Để đảm bảo được điều đó, mẹ bầu hãy cùng tham khảo những nguyên tắc để tập yoga an toàn mang lại sức khỏe hiệu quả cho cả mẹ và bé qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
1. Chuẩn bị trước khi tập yoga
Chọn quần áo ôm, vừa người có chất liệu thấm hút mồ hôi tốt, điều này sẽ giúp cho bà bầu cảm thấy dễ chịu bụng hơn, đồng thời mang lại hiệu quả luyện tập hơn. Với bài tập này, bạn nên khởi động ít nhất 30 phút trước khi bắt đầu tập luyện những bài chính nhé.
2. Chọn bài tập nhẹ nhàng
Những bài tập nhẹ nhàng đơn giản sẽ giúp chị em cảm thấy dễ tập luyện và thoải mái hơn đồng thời tránh được những triệu chứng bất thường trong luyện tập như đau đớn, buồn nôn. Do vậy, để giúp em bé an toàn, tốt nhất mẹ nên tránh những tư thế vượt quá khả năng của mình.
3. Thời gian tập yoga
Mẹ bầu nên tập yoga sau tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ, bởi cơ thể mẹ bầu lúc này đã thích nghi được với sự thay đổi khi mang thai, đồng thời sức khỏe bà bầu lúc này cũng ổn định hơn và không còn tình trạng ốm nghén.
Thời gian tập yoga cho mẹ bầu tốt nhất vẫn là trong khoảng từ 15 – 30 phút mỗi ngày và tối đa là 60 phút. Mẹ không nên tập quá lâu so với khoảng thời gian này, cũng không nên xao lãng để vài ngày mới tập một lần hay tập yoga xong lại tiếp tục với các bài luyện tập của môn thể thao khác sẽ làm gia tăng nhiệt độ. Điều này sẽ không những không mang lại hiệu quả mà còn không tốt cho sức khỏe mẹ và bé. Sau khi tập xong, nếu cảm thấy đau, mẹ bầu có thể hãy massage cơ bắp để cảm thấy thoải mái hơn.
4. Nên thông báo khi có sự cố

Khi có sự cố bà bầu nên thông báo cho người hướng dẫn để được đổi tư thế phù hợp
Trong khi tập yoga, mẹ bầu cảm thấy khó chịu hay đau đớn thì nên báo ngay cho người hướng dẫn để được thay đổi tư thế phù hợp. Còn nếu thấy triệu chứng bất thường như chảy máu, thai nhi ít cử động hơn trước thì dừng tập ngay và gọi điện cho bác sĩ để được khám, chuẩn đoán và điều trị kịp thời.
5. Mẹ bầu nên tập yoga ở đâu?
Lớp yoga là sự lựa chọn tốt nhất cho bà bầu, bởi những giáo viên dạy yoga sẽ có kinh nghiệm và hỗ trợ cho bà bầu trong lúc tập luyện, giúp các mẹ bầu có hướng tập phù hợp hơn với tình trạng cơ thể của mình.
6. Những trường hợp bà bầu không nên tập yoga
Đó là trường hợp bà bầu cảm thấy buồn nôn, chóng mặt, các căn bệnh về huyết áp hay những bà bầu có tiền sử về sinh non, tình trạng nhiễm độc thai nghén, dọa xảy thai, ngộ độc thai nghén… Với những mẹ bầu rơi vào các trường hợp này thì có thể tập hít thở và thư giãn… để cải thiện tâm trạng tốt hơn.

Bà bầu nên ngừng tập yoga khi có hiện tượng buồn nôn, chóng mặt
7. Không nên được thử nghiệm các tư thế mới và khó
Ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ mà bạn vẫn tập yoga thì nên lưu ý không nên giữ tư thế tập quá 1 phút, không cố gắng giơ chân cao quá bụng dù là bạn tập động tác nào đi nữa, bởi điều này tạo áp lực lên vùng bụng khiến cho cả mẹ và bé đều thấy khó chịu.
Bạn nên có khoảng thời gian để nghỉ ngơi khi chuyển các tư thế, nếu cảm thấy mất sức. Sau khi hoàn thành các bài tập, bạn nên nghỉ ngơi khoảng 5 phút và không nên ăn uống gì sau khoảng 15 phút từ lúc kết thúc bài tập. Còn đối với những thức ăn đặc, bạn nên ăn sau đó 30 phút.
Ngọc Bích (T/h)