Trẻ nhỏ bị bệnh trầm cảm nếu không được chú ý phát hiện và điều trị sớm, theo thời gian sẽ để lại những hậu quả tâm lý nặng nề đối với các bé. Những dấu hiệu của bệnh trầm cảm rất khó nhận biết vì vậy các mẹ cần lưu ý ngay để có phương pháp tốt nhất cho con trẻ.
1.Nguyên nhân gây bệnh trầm cảm ở trẻ.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ nhỏ bị bệnh trầm cảm, sau đây là một số nguyên nhân chính gây ra bệnh:
– Trong gia đình xảy ra chuyện buồn gây ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý của trẻ như cha mẹ ly hôn, người thân trong gia đình mất…
– Bé bị bạn bè bắt nạt mà không thể nói với ai, cha mẹ lại không quan tâm càng khiến bé có cảm giác bị bỏ rơi và sợ đám đông.
– Áp lực học tập do cha mẹ đặt ra quá nặng nề đối với khả năng của bé cộng thêm những thất bại trong học tập và thi cử rất dễ khiến trẻ bị trầm cảm.
– Cha mẹ chuyển nhà hay chuyển trường cho bé làm thay đổi môi trường sống đột ngột khiến trẻ không kịp thích nghi với những cái mới.
– Cha hoặc mẹ hay người thân trong gia đình từng bị trầm cảm cũng là một nguyên nhân chính khiến trẻ dễ bị ảnh hưởng theo.
2.Dấu hiệu trẻ bị bệnh trầm cảm.
Những dấu hiệu cho thấy trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ có khả năng bị trầm cảm:
– Trẻ sơ sinh hay quấy khóc, nhất là khóc về đêm, trẻ bị rối loạn trong giấc ngủ hay giật mình nhiều lần.
– Trẻ sơ sinh thay đổi thói quen bú sữa mẹ hàng ngày.
– Trẻ chậm phát triển về nhận thức và hoạt động so với những đứa trẻ cùng trang lứa.
– Trẻ kém tập trung chú ý và ghi nhớ, bé rất hay quên những việc cần phải làm hoặc tỏ ra lơ đãng, không quan tâm tới vấn đề gì.
– Trẻ nhỏ dễ gắt gỏng, có vẻ mặt khó chịu hoặc lo âu, sợ sệt hoặc ngại ngần.
3.Cách điều trị bệnh trầm cảm cho trẻ nhỏ.
Điều trị bệnh trầm cảm cho trẻ đòi hỏi trong một khoảng thời gian dài cùng với đó là nỗ lực và kiên trì của cha mẹ.
– Cha mẹ hãy quan tâm, trò chuyện với con trẻ nhiều hơn, lắng nghe bé và chú ý đến những thay đổi bất thường của trẻ.
– Cho bé tham gia các hoạt động vui chơi giải trí bên ngoài sẽ giúp giảm bớt căng thẳng, đặc biệt là những hoạt động có cả gia đình cùng tham gia.
– Chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ cũng cần phải hợp lý và khoa học. Bổ sung đầy đủ vitamin cùng các khoáng chất cần thiết cho cơ thể bé.
– Không đánh con trẻ khi bé phạm sai lầm, không nên hỏi dồn hay bắt buộc trẻ phải trả lời ngay.
– Tạo cho con trẻ những thói quen tốt trong sinh hoạt hàng ngày như đi ngủ đúng giờ, chơi thể thao, ca hát nhảy múa.
– Không nên tạo quá nhiều áp lực học tập đối với con trẻ và nên quan tâm đến các mối quan hệ trường lớp, bạn bè của bé.
Chú ý: Việc trị liệu bệnh trầm cảm bằng thuốc là cách phổ biến nhưng không khuyến khích áp dụng đối với trẻ nhỏ. Vì lâu dài không tốt đối với sức khỏe của bé.
Lê Tuyên (t/h)