Qui ước khiến công việc của người thiết kế dễ dàng hơn. Nghĩa là, chúng ta không phải tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề thông thường mà tập trung hơn vào chi tiết.
Qui ước thiết kế là những nguyên tắc “bất thành văn” đã được thừa nhận và đi vào tiềm thức trong văn hóa trực quan qua thời gian . Chúng giúp làm giảm lượng giải đoán cho người dùng.
Qui ước khiến công việc của người thiết kế dễ dàng hơn. Nghĩa là, chúng ta không phải tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề thông thường mà tập trung hơn vào chi tiết.
ột trong những kỹ năng quan trọng để thiết kế hiệu quả là hiểu rõ và ứng dụng được những qui ước này với lợi ích tối đa.
Qui ước thiết kế là gì?
Qui ước thiết kế có thể là màu sắc, hình dạng, kiểu mẫu, bố cục, phông chữ và chúng đều bao hàm những ẩn ý muốn truyền tải.
Thật vậy, có hàng trăm qui ước thiết kế web mà bạn muốn hiểu thông qua những ví dụ đơn giản sau:
- Ở nhiều nơi trên thế giới đều biết, hình tam giác màu vàng trong tín hiệu giao thông mang ý nghĩa “ cảnh báo”. Điều này đã trở thành một qui ước trong phần mềm.
- Khi nhấp chuột vào vùng màn hình, chẳng hạn như nút bấm ( hình chữ nhật được nổi cùng với hình xiên) sẽ thực hiện thao tác như theo qui ước. Nút này như những nút bấm trên các thiết bị như đài, ti vi và máy tính. Nhờ việc điều khiển một nút bấm, người dùng có thể kết hợp và thực hiện các thao tác.
- Các trình duyệt web đầu tiên đã dùng màu xanh nhạt và định dạng gạch chân cho các text hyperlink. Qui ước này đã “ phải chịu đựng” suốt một thập kỷ qua, dù nó chưa phải là dễ đọc nhất.
- Nếu bạn muốn tới trang chủ của một website, trước tiên bạn sẽ nhìn về phía trái trên cùng của màn hình để nhìn thấy lô gô hoặc nút bấm có từ “ trang chủ”. Dù không ai nói với bạn điều này nhưng bạn biết được từ kinh nghiệm.
- Nếu bạn nhìn thấy một tập hợp của: Các từ khóa I được ngăn kết bởi I các đường nhỏ thẳng đứng tại phía cuối của trang web, bạn thừa nhận rằng chúng là một tập hợp của các đường liên kết chung trong phạm vi của trang web. Điều này cũng là một qui ước mà bạn đã biết được từ những website khác.
Cách qui ước hoạt động
Vì sao qui ước lại giá trị đến thế: Bởi chúng là những biểu tượng tắt, có khả năng tổ hợp truyển tải thông tin trực quan đơn giản nhất. Một vòng tròn đỏ quanh dấu chấm than có tác động đến tư duy hơn từ “ cảnh báo’. Thật thú vị, vì chúng mang lại cho bạn sự hiệu quả và tiết kiệm thời gian.
Vậy thì có nên thường xuyên sử dụng qui ước hay không? Có lẽ bạn chỉ nên sử dụng khi cần thiết.
Chúng là những nguyên tắc và như những qui ước tốt nhất, chúng có thể bị phá vỡ hoặc “ phải tuân thủ”. Bí quyết của những nhà thiết kế web là phải biết được khi nào qui ước bất lợi với chức năng thiết kế và khi nào nên sử dụng nó. Cũng như bất cứ hệ thống nguyên tắc nào khác, bạn phải hiểu chúng để lựa chọn cách theo . Điều đó cũng rất quan trọng vì có thể tránh được một bản thiết kế với qui ước không phù hợp.
Hãy xem những ví dụ sau:
- Tại một website sử dụng một tam giác cảnh báo màu vàng khi đưa ra cho người dùng vài thông tin. Nhưng thực tế, nó chỉ là một tập tin chứ không có nội dung cảnh báo, bạn đã biết kiểu cảnh báo. Vậy đây là cách dùng sai qui ước.
- Ở giao diện trên trang web khác đang được thiết kế lại thì dùng những nút bấm động trên thanh công cụ có hiển thị ngày. Để duy trì sự nhất quán, người thiết kế đã đặt lịch trên vùng động. Dù rõ ràng nó chỉ là lịch, song mọi người cố gắng nhấp chuột vào, vì nó nói, “hãy bấm vào tôi> hãy nhấp chuột> điều gì đó xảy ra”. Tôi khuyến nghị rằng hãy bỏ lịch đó đi và hãy để thanh công cụ chỉ dành cho các đường liên kết.
- Nếu đoạn text màu xanh được sử dụng tại bất cứ nơi nào trên website thì ai đó sẽ thử nhấp chuột vào. Nếu nó không là đường siêu liên kết thì sẽ không cần thiết và hoàn toàn làm đảo lộn.
- Ở phương tây, biểu tượng mô tả website thường đặt tại phía bên trái trên cùng mỗi trang. Vị trí này là nơi mọi người có thể biết được họ đang ở đâu và điều hướng về phía trên. Nếu biểu tượng được đặt tại bất cứ vị trí nào khác sẽ mang lại sự thuận lợi cho người thiết kế và người dùng nhiều hơn.
Nguồn http://thegioiweb.vn/Story/vn/thietkeweb/nguyentacthietkeweb/2009/2/7166.html